Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc nhập khẩu hàng hóa đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người dùng, quy định tem nhãn phụ hàng nhập khẩu đã được nhà nước ban hành. In tem phụ cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về hàng hóa, góp phần quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cùng Azoka tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây:
Hàng nhập khẩu là gì? Vì sao hàng nhập khẩu cần phải dán tem phụ
Hàng nhập khẩu là những sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài và đưa vào tiêu thụ trong một quốc gia khác thông qua các cửa khẩu chính thức. Mục đích là để tiêu thụ và sử dụng trên thị trường nội địa.
Nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời bổ sung nguồn nguyên liệu và sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau.
=>>Xem thêm: Tem phụ là gì
Có nhiều yếu tố khác nhau để in tem phụ cho hàng nhập khẩu:
Thực hiện quy định pháp luật
Đây là một yêu cầu bắt buộc theo quy định tem nhãn phụ hàng nhập khẩu của pháp luật Việt Nam. Không tuân thủ quy định sẽ dẫn đến việc bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Cung cấp thông tin sản phẩm
Tem cung cấp thông tin về sản phẩm được dịch ra từ tiếng gốc và bổ sung những nội dung còn thiếu. Như tên hàng hóa, thành phần, hạn sử dụng, xuất xứ và nhiều thông tin khác.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Với các thông tin rõ ràng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn với lựa chọn của mình. Nếu doanh nghiệp tuân thủ quy định về tem phụ, họ sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao và tin tưởng hơn.
Phòng ngừa gian lận thương mại
Khi hàng hóa được dán tem phụ, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng kiểm soát, giám sát việc nhập khẩu và phân phối hàng hóa. Điều này sẽ hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.
Thông tin trên tem nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu
Nội dung trên tem nhãn phụ giúp người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm. Đồng thời còn giúp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hàng hóa. Dưới đây là các thông tin thường có trên tem theo quy định tem nhãn phụ hàng nhập khẩu:
- Tên sản phẩm: Tên gọi chính thức của hàng hóa.
- Thành phần chính: Danh sách các thành phần, nguyên liệu có trong sản phẩm. Đặc biệt với thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…
- Hướng dẫn sử dụng: Cách dùng chi tiết, liều lượng đối với sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm.v.v. Hoặc điều kiện sử dụng đối với máy móc, thiết bị.v.v.
- Hạn sử dụng: Ngày sản xuất và ngày hết hạn để biết thời gian an toàn sử dụng sản phẩm.
- Nước sản xuất (xuất xứ): Thông tin về quốc gia hoặc nơi sản xuất ra sản phẩm.
- Thông tin nhà nhập khẩu và phân phối: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm vào thị trường nội địa.
- Cảnh báo: Những khuyến cáo, cảnh báo về rủi ro khi sử dụng hoặc đối tượng cần lưu ý.
- Mã số, mã vạch: Quản lý sản phẩm, theo dõi nguồn gốc và kiểm tra thông tin.
- Các chứng nhận: Các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn được chứng nhận (ví dụ: ISO, FDA…)
Quy định tem nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu
Quy định tem nhãn phụ hàng nhập khẩu được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Dưới đây là một số thông tin quan trọng:
Trường hợp dán tem nhãn phụ
Tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều phải dán tem nhãn phụ. Các sản phẩm sản xuất để xuất khẩu nhưng bị trả về cùng cần dán tem phụ.
Nội dung trên tem nhãn phụ
Tem nhãn phụ cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết. Bao gồm:
- Tên hàng hóa: Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa: Các thông tin tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Ngôn ngữ sử dụng: Nội dung tem phụ bắt buộc phải in bằng tiếng Việt. Điều này đảm bảo người mua dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ thông tin về sản phẩm.
- Kiểu dáng và kích thước: Không có quy định bắt buộc về kiểu dáng và kích thước của tem nhãn phụ. Tuy nhiên, tem phải dễ nhìn, rõ ràng. Đồng thời vị trí dán không được che khuất thông tin quan trọng trên nhãn gốc của sản phẩm. =>>Xem thêm: Kích thước tem phụ
- Màu sắc và thiết kế: Màu sắc chữ viết, hình ảnh, và các ký hiệu không có quy định nhưng phải rõ ràng, sắc nét, và dễ đọc. Màu của nội dung phải tương phản với màu nền của tem để đảm bảo dễ nhìn. Các màu sắc phải hài hòa, không gây khó chịu cho người xem khi tiếp cận thông tin.
Hàng nhập khẩu không có tem phụ có bị phạt không?
Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 2 của Nghị định 126/2021/NĐ-CP, quy định:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Nếu hàng nhập khẩu không có tem phụ thuộc nhóm lương thực, thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ hoặc bảo quản thực phẩm, hay thực phẩm chức năng, mức phạt tối đa có thể lên tới 60.000.000 đồng.
Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định này là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, giúp hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững.
=>>Xem thêm dịch vụ: In tem chống giả, in tem truy xuất nguồn gốc