In metalize đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành in ấn hiện đại. Qua quá trình in này, sản phẩm được tạo ra có tính thẩm mỹ cao, mang lại sự chú ý và nâng tầm giá trị của sản phẩm in. Vậy in metalize là gì? Hãy cùng Azoka tìm hiểu dưới bài viết này.

In màng metalize là gì

In màng metalize là gì?

Gia công cán màng metalize hay ghép màng metalize là công nghệ in màng kim loại. Công nghệ này thường được ứng dụng trên công nghệ in offset, nhằm giúp tăng hiệu ứng trang trí đẹp mắt, thẩm mỹ cho phần bao bì của sản phẩm.

Màng metalize được mạ một lớp kim loại cực mỏng (thường là nhôm, niken hoặc crom) lên các loại màng như CPP, OPP, PA, PET,… để tạo ra độ sáng bóng và khả năng chống thấm khí, hơi ẩm, nước cho các ấn phẩm.

In màng metalize là gì?

Những lợi ích nổi bật khi in màng metalize cho ấn phẩm

Gia công cán màng metalize mang lại những lợi ích nổi bật và tạo nên sự ấn tượng cho các sản phẩm in.

  • Tăng tính thẩm mỹ và sang trọng cho sản phẩm. Qua đó giúp thu hút khách hàng và nâng cao chất lượng thương hiệu.
  • Bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân bên ngoài như khí, hơi ẩm, nước,… giúp kéo dài tuổi thọ và giữ màu sắc của sản phẩm.
  • Chịu được nhiệt độ cao trong quá trình hấp, sấy,… giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
  • Có thể sử dụng trong hầu hết các quy trình in ấn hiện nay, cho thấy tính linh hoạt và phổ biến của loại màng này.

Những lợi ích nổi bật khi in màng metalize cho ấn phẩm

Các loại màng metalize phổ biến

Có một số loại màng metalize phổ biến được sử dụng trong ngành in ấn và bao bì.

Màng CPP (Cast Polypropylene)

Màng CPP là một loại màng polypropylene được sản xuất bằng quá trình đúc. Và tạo ra một lớp màng metalize chắc chắn và bóng.

Màng CPP thường được sử dụng trong in ấn bao bì, túi đựng thực phẩm, và bao bì công nghiệp. Nó có độ bền cơ học cao, tính chất chống ẩm tốt và khả năng chịu nhiệt.

Màng CPP (Cast Polypropylene)

Màng PET (Polyethylene Terephthalate)

Màng PET là một loại màng polyester có tính năng metalize cao. Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì, nhãn mác quần áo, phim quảng cáo …. Màng PET có tính chất bảo vệ cao, khả năng chống chịu ánh sáng và tính năng chống oxy hóa tốt.

Màng PET (Polyethylene Terephthalate)

Màng OPP (Oriented Polypropylene)

Màng OPP là một loại màng polypropylene đã qua quá trình căng giãn hướng. Loại màng này tạo ra độ cứng và độ bóng cao.

Màng OPP metalize thường được sử dụng trong in ấn bao bì như túi mua sắm, hộp thức ăn, sản phẩm công nghiệp. Nó có độ bền và tính ổn định cao, đồng thời mang lại hiệu ứng phản xạ kim loại đẹp mắt.

Màng OPP (Oriented Polypropylene)

Màng PA (Polyamide)

Màng PA, hay còn được gọi là màng nylon, là một loại màng chịu nhiệt và chống xé tốt. Màng PA thường được sử dụng trong bao bì hộp mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác. Nó cung cấp tính năng bảo vệ cao, khả năng chống nước và kháng hóa chất

Màng PA (Polyamide)

Những lưu ý khi in ấn màng metalize là gì?

Việc in ấn trên chất liệu metalize đòi hỏi sự cẩn thận và kiến thức kỹ thuật đặc biệt để đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng khi in ấn trên chất liệu metalize.

  • Chọn lựa màu sắc hợp lý trong quá trình thiết kế, sao cho phù hợp với màu của màng và tạo ra hiệu ứng bắt mắt, nổi bật cho sản phẩm.
  • Chọn lựa loại chất liệu giấy phù hợp. Cần đảm bảo độ lên màu tốt khi in, chống thấm khí, hơi ẩm, nước và chịu được nhiệt độ cao.
  • Nên tìm kiếm tư vấn viên có chuyên môn để tham khảo các thiết kế. Điều này nhằm tránh gây nhàm chán hoặc rối mắt cho người xem.
  • Nên lựa chọn công ty in ấn uy tín, chất lượng, có máy móc và thiết bị hiện đại. Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình in màng metalize diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả mong muốn.

Những lưu ý khi in ấn metalize là gì?

Công nghệ sản xuất màng metalize

Công nghệ sản xuất màng metalize là quá trình mạ một lớp kim loại cực mỏng (thường là nhôm, niken hoặc crom) lên các loại màng nhựa như CPP, OPP, PET,… Để tạo ra độ sáng bóng và khả năng chống thấm khí, hơi ẩm, nước cho bao bì. Hiện nay có hai công nghệ sản xuất màng metalize phổ biến như sau:

Cán màng nhôm

Sử dụng màng nhôm có độ dày từ 9-12 micro cán lên một mặt của giấy. Phương pháp này khá hạn chế bởi nó tốn một lượng nhôm khá lớn. Nó gây lãng phí nguyên liệu, hao tốn chi phí và không thân thiện với môi trường.

Cán màng metalize chân không

Loại màng này được tạo ra bằng công đoạn nấu chảy nhôm trong môi trường chân không, ở nhiệt độ 1500 độ C. Nhôm sẽ được bốc hơi trong chân không và bám vào mặt của tờ giấy. Công nghệ giúp tiết kiệm nguyên liệu gấp 300 lần và có định lượng nhỏ hơn 0.1g/m2.

Công nghệ sản xuất màng metalize 

Ứng dụng của màng metalize trong in ấn hiện nay là gì

Gia công cán màng metalize được ứng dụng rộng rãi trong bao bì giấy. Nhằm tạo ra hiệu ứng ánh sáng lấp lánh, tăng cường màu sắc và nâng cao tính thẩm mỹ và sang trọng cho sản phẩm.

Ứng dụng của metalize trong in ấn hiện nay là gì

Azoka với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành in ấn tại Việt Nam. Chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng những ấn phẩm đẹp nhất.

TƯƠNG TỰ In metalize là gì

Tác giả CEO Đào Văn Cảnh

Tư vấn chuyên môn bài viết

ĐÀO VĂN CẢNH

Founder, CEO Azoka

Trải qua hơn 10 năm đắm mình trong ngành quảng cáo, thiết kế đồ họa, in ấn và gia công in ấn. Tôi đã chứng kiến và tháo gỡ rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra tem nhãn, ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm bao bì đến các ấn phẩm khác cho hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp cùng với 15.000 hộ kinh doanh cá thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *