In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in ấn cổ xưa và phổ biến trên thế giới. Kỹ thuật này sử dụng lưới in để in hình ảnh trên nhiều chất liệu khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Azoka tìm hiểu về in lụa là gì? Nguyên lý, phân loại, ưu nhược điểm và quy trình của kỹ thuật in lụa.
In lụa (in lưới) là gì?
In lụa hay còn được gọi là in lưới. Đây là một phương pháp in ấn sử dụng lưới in để truyền hình ảnh lên đa dạng các chất liệu. Ban đầu, kỹ thuật in lụa được đặt tên theo loại vật liệu chính sử dụng là tơ lụa.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, người ta đã sử dụng các loại vật liệu khác. Bao gồm nylon, vải, thủy tinh,mạch điện tử, kim loại, gỗ, giấy in, nhựa, mica và nhiều chất liệu khác.
Kỹ thuật in lụa mang đến sự đa dạng và linh hoạt trong việc tạo ra các sản phẩm in ấn. Với kỹ thuật này, có thể tạo ra các sản phẩm thời trang, đồng phục, quà tặng. Hay các ấn phẩm thiệp mời, bao bì giấy, tem nhãn, áp phích, poster.
In lụa cũng có thể được áp dụng trên thủy tinh, gốm sứ, gạch men để tạo ra các sản phẩm trang trí, nội thất. Thậm chí còn có thể in lụa trên nhựa, kim loại, mạch điện tử để tạo ra các sản phẩm công nghiệp.
Với tính linh hoạt và sự đa dạng trong ứng dụng, kỹ thuật in lụa tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, nghệ thuật và thiết kế.
Nguồn gốc hình thành của kỹ thuật in lụa
Vào năm 1925, Châu Âu bắt đầu sử dụng lưới in lụa trong quá trình in ấn trên nhiều loại vật liệu.
Tuy nhiên, ý tưởng về việc sử dụng lưới in để tái tạo hình ảnh đã được phát minh từ hơn 1000 năm trước. Người ta đã phát hiện ra rằng khi căng sợi tơ trên một khung gỗ và gắn một khuôn tô có hình ảnh phía dưới khung bằng keo hồ. Có thể sử dụng phương pháp này để sao chép hình ảnh nhiều lần lên các vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn trong khuôn tô.
Công trình nghiên cứu về việc sử dụng lưới in từ sợi tơ tiếp tục được thực hiện tại Pháp và Đức trong những năm 1870. Sau đó, vào năm 1907, Samuel Simon tại Anh đã sáng chế quy trình sản xuất lưới in bằng sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, California, John Pilsworth đã phát triển phương pháp in lưới nhiều màu.
Những phát minh và công trình nghiên cứu này đã đóng góp quan trọng cho việc phát triển công nghệ in ấn và mở ra những cơ hội mới cho ngành công nghiệp in ấn.
Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa, in lưới là gì?
Tìm hiểu 4 ưu nhược điểm nổi bật của in lụa dưới đây.
Ưu điểm của in lụa là gì
- Kỹ thuật in lụa có khả năng in trên nhiều chất liệu khác nhau. Điều này tạo ra sự linh hoạt và đa dạng cho việc in ấn. Cho phép áp dụng trên nhiều sản phẩm và lĩnh vực khác nhau.
- Sản phẩm in lụa thường có độ bền cao và kháng mài mòn tốt. Hình ảnh in rõ nét và bền vững theo thời gian. Các ấn phẩm có thể chịu được nhiều tác động cơ học và điều kiện sử dụng khác nhau.
- Cho phép sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong một bức tranh hoặc hình ảnh in. Mực in được áp dụng thông qua lưới in, giúp tạo ra màu sắc đậm, tươi sáng và rực rỡ.
- Có chi phí vận hành thấp vì nó không đòi hỏi sử dụng các thiết bị và công nghệ phức tạp.
Nhược điểm của in lụa là gì
- Kỹ thuật này có giới hạn độ phân giải so với các phương pháp in ấn hiện đại. Quá trình chuẩn bị và thực hiện kỹ thuật in có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Cần phải chuẩn bị lưới in và các mẫu in riêng biệt cho từng sản phẩm.
- Không phù hợp cho việc tái tạo các hình ảnh phức tạp có chi tiết nhỏ và sắc nét.
- Kỹ thuật in lụa đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm của người thợ để đạt được kết quả in tốt. Việc điều chỉnh áp lực, mực in và quy trình in đòi hỏi sự am hiểu và tinh chỉnh liên tục để đảm bảo chất lượng in ấn tốt nhất.
Phân loại các kỹ thuật in lụa hiện nay
Dưới đây là một số phân loại kỹ thuật in lụa như:
Phân loại kỹ thuật in lụa dựa vào hình dạng khuôn in
In lụa phẳng (Flatbed Screen Printing)
Kỹ thuật này sử dụng khuôn in phẳng được đặt ngang và sản phẩm được đặt phía dưới. Mực in được áp lên khuôn, thông qua lỗ trống của lưới in để in lên bề mặt sản phẩm.
In lụa tròn (Rotary Screen Printing)
Kỹ thuật in lụa này sử dụng khuôn in tròn. Sản phẩm được đặt xung quanh khuôn in và vật liệu in được truyền từ khuôn vào bề mặt sản phẩm thông qua lỗ trống của lưới in.
Phân loại kỹ thuật in lụa dựa vào phương pháp in
In trực tiếp
Đây là cách thức in đơn giản nhất, chỉ cần đổ mực in vào khung lưới và gạt qua bề mặt cần in. Đây là cách thức in phù hợp cho các sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt. Bởi vì những màu này không làm thay đổi màu in.
In phá gắn
Đây là cách thức in phức tạp hơn, dùng khi các sản phẩm có màu nền khác nhau. Để in được hình ảnh mong muốn lên sản phẩm, phải dùng mực in có khả năng phá được màu nền và gắn được màu mới lên sản phẩm.
In dự phòng
Đây là cách thức in dùng khi không thể áp dụng được cách in phá gắn với các sản phẩm có nền màu.
Để in được hình ảnh mong muốn lên sản phẩm, bạn phải dùng hai lần khung lưới. Lần đầu tiên, dùng khung lưới có hình ảnh trắng để che đi màu nền của sản phẩm. Lần thứ hai, dùng khung lưới có hình ảnh màu mong muốn để in lên lớp trắng đã che đi màu nền.
Phân loại kỹ thuật in lụa dựa vào cách thức sử dụng khuôn in
In lụa trên bàn in thủ công
Đây là cách thức in đơn giản nhất. Chỉ cần dùng tay người để thực hiện các bước như căn chỉnh, gạt mực, sấy khô,… Không có máy móc nào hỗ trợ. Đây là cách thức in phù hợp cho số lượng ít và đơn giản, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
Đây là cách thức in nâng cao hơn, có sử dụng máy móc để hỗ trợ một số công đoạn. Tuy nhiên vẫn cần có sự can thiệp của con người.
Hình thức in này tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với in thủ công, nhưng kỹ thuật này vẫn chưa đạt được độ chính xác và chất lượng cao nhất.
In lụa trên máy in tự động
Đây là cách thức in hiện đại và chuyên nghiệp nhất, có sử dụng máy móc để tự động hóa tất cả các quy trình. Không cần có sự can thiệp của con người. Đây là cách thức in cho phép in số lượng lớn và nhiều màu sắc, với độ chính xác và chất lượng cao nhất.
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật in lụa dựa trên phương pháp thấm mực qua lưới in. Quá trình in bắt đầu bằng việc đổ mực vào lòng khung in, có thể là khung gỗ hoặc khung hợp kim nhôm. Lưới in được đặt ở đáy của khung, và có thể được làm bằng tơ lụa hoặc lưới kim loại.
Khi tiến hành in, mực được gạt qua lưới in bằng một lưỡi dao cao su. Áp lực từ dao gạt đẩy mực qua lưới, và một phần mực sẽ thấm qua lưới và bám lên bề mặt của vật liệu cần in.
Chỉ có những phần trên lưới in có hình ảnh cần in mới cho mực thấm qua. Trong khi những phần không có hình ảnh sẽ được bịt kín bởi các chất liệu chống in, tạo thành hình in chính xác.
Quy trình in lụa, in lưới được diễn ra như thế nào
Quy trình in lụa là quá trình chuyển đổi các hình ảnh từ lưới lụa lên bề mặt in thông qua sự áp lực và truyền mực.
Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo
Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm, phải được rửa và phơi khô sạch sẽ. Khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường là hình chữ nhật. Keo là chất dùng để bịt kín các phần không cần in trên lưới.
Bước 2: Chụp bản
Bản là hình ảnh cần in được vẽ hoặc in trên giấy trong suốt. Bản được đặt trên lưới và chiếu ánh sáng qua để tạo ra hình ảnh trên lưới. Các phần không cần in sẽ được keo che kín.
Bước 3: Pha mực
Mực phải phù hợp với chất liệu cần in và có độ đậm đặc vừa phải. Mực được đổ vào lòng khung và gạt qua bằng dao cao su.
Bước 4: In sản phẩm
Sản phẩm cần in được đặt dưới khung và căn chỉnh vị trí cho phù hợp. Sau đó, khung được đè xuống và dao cao su được kéo qua để gạt mực qua lưới và in lên sản phẩm.
Bước 5: Sấy khô và xử lý sản phẩm
Sau khi in xong, sản phẩm được sấy khô để mực không bị nhòe hoặc lem. Sản phẩm cũng có thể được xử lý thêm để tăng độ bền của mực.