Tem nhãn sản phẩm cực kỳ quan trọng nó giúp bạn kinh doanh tốt hơn và bạn đang có ý định in tem nhãn cho sản phẩm đầu tay của mình, nhưng bạn đã biết các “Quy định về tem nhãn sản phẩm”? Đọc ngay và ghi nhớ để không vi phạm các điều luật của nhà nước về quản lý nhãn hàng hóa, làm thất thoát tiền của chính mình.

Tem nhãn sản phẩm là gì?

Quy định về tem nhãn sản phẩm
Quy định về tem nhãn sản phẩm

Trước khi tìm hiểu quy định về tem nhãn sản phẩm hãy tìm hiểu chúng là gì. Tem nhãn sản phẩm hay nói cách khác có thể hiểu đó chính là “nhãn hàng hóa” của sản phẩm đó. Theo nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hoá có viết:

Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá”.

Quy định của tem nhãn sản phẩm

Nhằm để quản lý tốt hơn các sản phẩm hàng hóa được lưu hành trên thị trường; đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, chính phủ đã ra các nghị định buộc các đơn vị, tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm đặc thù phải tuân thủ và làm theo.

Các quy định về tem nhãn sản phẩm được nêu rất rõ ràng ở Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hoá. Chúng tôi sẽ tóm tắt một vài điểm chính để các bạn có thể nắm được khi in tem nhãn sản phẩm tránh các sai sót đáng tiếc.

Quy định về hàng hóa áp dụng dán tem nhãn sản phẩm

Đối tượng áp dụng cho tất cá các mặt hàng lưu thông trong nước trừ các trường hợp hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn:

  • Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
  • Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán tuy nhiên đảm bảo không được vi phạm các quy định của Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
  • Hàng hoá thuộc trường hợp đặc biệt như lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; hàng hóa là các phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Quy định tem nhãn sản phẩm về vị trí dán tem nhãn hàng hóa

Không phải chúng ta muốn gắn tem nhãn sản phẩm hàng hóa ở đâu cũng được mà chúng đã có quy định riêng rất rõ ràng:

  • Tem nhãn hàng hóa được dán/gắn lên hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
  • Nếu sản phẩm không thể mở bao bì bên ngoài cùng thì trên bao bì bên ngoài cùng phải được dán tem nhãn sản phẩm và ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc.
  • Nếu vị chí dán không đảm bảo được cho tem nhãn sản phẩm thể hiện hết các nội dung cần thiết thì cần có các tài liệu đi kèm.

Quy định về kích thước tem nhãn sản phẩm

Không có quy định cụ thể về kích thước của bất cứ loại tem nhãn nào, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thướctuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ về nội dung ghi trên tem nhãn theo quy định.

Quy định về màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá phải rõ ràng không bị lem, bị mờ, không bị tẩy xóa. Người dùng phải đọc được chữ trên tem nhãn ở điều kiện bình thường.

Quy định tem nhãn sản phẩm về ngôn ngữ in trên tem nhã sản phẩm

Ít ai để ý đến quy định về ngôn ngữ in trên tem nhãn sản phẩm vì vậy mà không ít các đơn vị đã vi phạm buộc phải in lại gây tổn thất cho mình. Các bạn cần lưu ý các điều sau khi hàng hóa đượcbán và lưu thông tại thị trường Việt Nam.

  • Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá của nghị định 89/2006/NĐ-CP.
  • Có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác trên tem nhãn tuy nhiên nội dung của 2 ngôn ngữ phải đồng nhất. Ngôn ngữ tiếng nước ngoài không được lớn hơn tiếng Việt.
  • Đối với hàng nhập khẩu trên tem nhãn sản phẩm chưa có tiếng Việt thì cần có tem phụ in tiếng Việt kèm theo (giữ nguyên tem gốc), nội dung tem gốc và tem phụ phải đồng nhất.

Quy định tem nhãn sản phẩm về trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá

Trong quy định về tem nhãn hàng hóa quy định trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa thuộc về:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá: áp dụng cho hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa: phải ghi tem nhãn phụ giữ nguyên tem nhãn gốc theo quy định áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu
  • Tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá: áp dụng cho các hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu.

Quy định tem nhãn sản phẩm về nội dung

Nội dung ghi trên tem nhãn sản phẩm được quy định nghiêm ngặt và rõ ràng đối với từng loại hạng mục sản phẩm khác nhau thể hiện ở Chương II của nghị định số 89/2006/NĐ – CP ngày 30 tháng 9 năm 2006.

Chúng ta có thể tóm tắt 2 ý chính về nội dung mà người in tem nhãn sản phẩm cần nắm được:

  • Tem nhãn hàng hóa bắt buộc phải chứa các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hóa.
  • Tùy vào tính chất của hàng hóa mà có thể bắt buộc có thêm hoặc không có thêm các nội dung về: định lượng; thành phần; công dụng; cách sử dụng; ngày sản xuất; hạn sử dụng, bảo quản, cảnh báo…

Trong trường hợp kích thước của tem nhãn sản phẩm không đảm bảo chứa hết các nội dung cần thiết theo quy định cần có các tại liệu đính kèm để ghi các nội dung đó theo quy định.

Nắm rõ các luật chơi ngay tại chính sân nhà để không bao giờ bị lỗi tự giúp mình hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Hãy là một trong những người thông thái nhất để có thể kinh doanh thành công. Hy vọng bài viết về “Quy định tem về nhãn sản phẩm” sẽ mang đến những thông tin bổ ích và quý giá cho bạn.

Hotline hỗ trợ của Công ty Azoka

TƯƠNG TỰ Quy định về tem nhãn sản phẩm

Tác giả CEO Đào Văn Cảnh

Tư vấn chuyên môn bài viết

ĐÀO VĂN CẢNH

Founder, CEO Azoka

Trải qua hơn 10 năm đắm mình trong ngành quảng cáo, thiết kế đồ họa, in ấn và gia công in ấn. Tôi đã chứng kiến và tháo gỡ rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra tem nhãn, ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm bao bì đến các ấn phẩm khác cho hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp cùng với 15.000 hộ kinh doanh cá thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *