Để có được những ấn phẩm hoàn mỹ thì gia công sau in là công đoạn không thể thiếu. Và một trong những kỹ thuật được nhiều khách hàng lựa chọn nhất chính là phủ UV. Vậy kỹ thuật phủ UV định hình là gì? Kỹ thuật này có những đặc điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này

Tìm hiểu kỹ thuật phủ UV định hình là gi

Kỹ thuật phủ UV định hình là gì?

Phủ UV định hình là một kỹ thuật in ấn cao cấp. Công đoạn này sử dụng mực in UV và đèn sấy UV tạo ra lớp phủ trên bề mặt các chất liệu. Lớp phủ UV có thể được áp dụng cho toàn bộ hoặc từng phần sản phẩm, tùy theo mục đích.

Kỹ thuật phủ UV định hình là gì?

Vì sao nên phủ UV định hình cho ấn phẩm

Phủ UV định hình mang đến cho các ấn phẩm những hiệu ứng đặc biệt. Những phần này thường là các logo, biểu tượng… Khi phủ UV lên những vị trí này sẽ trở nên nổi bật hơn các vị trí còn lại. Từ đó thu hút với người nhìn và  tạo ấn tượng với khách hàng.

Cùng với đó, công nghệ này còn giúp ấn phẩm trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Thể hiện được sự chuyên nghiệp và chất lượng cao mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Vì sao nên phủ UV định hình cho ấn phẩm

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật gia công phủ UV định hình là gì

Dưới đây là 4 ưu điểm và 1 nhược điểm nổi bật của kỹ thuật gia công phủ UV cho ấn phẩm.

Ưu điểm

  • Kỹ thuật này tạo hiệu ứng đẹp mắt cho các ấn phẩm, giúp thu hút người nhìn.
  • Bảo vệ được các sản phẩm in ấn khỏi bụi bẩn, các yếu tố bên ngoài và các va chạm rách xước.
  • Có nhiều hiệu ứng đặc biệt như giúp khách hàng có nhiều lựa chọn
  • Mực in khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời mực in không chứa các chất hóa học độc hại nên thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

Giá thành gia công công nghệ này khá cao.

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật gia công phủ UV định hình là gì

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật phủ UV định hình

Kỹ thuật phủ UV định hình dựa trên nguyên lý in offset. Điểm khác biệt ở chỗ mực in UV có tính quang hóa. Nghĩa là khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím, mực sẽ khô nhanh và bám chặt vào bề mặt.

Để in phủ UV, cần có khuôn in phẳng, hình ảnh trên khuôn in và tờ in cùng phương, thuận chiều. Ngoài ra, cần có các thiết bị và công đoạn chuyên biệt như đèn sấy UV, xử lý corona, chất tạo hợp chất nitro UV, plasma,… để đảm bảo mực in UV khô nhanh và cố định trên bề mặt in. Đồng thời giúp tạo ra sản phẩm in có độ bền cao và chất lượng tốt.

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật phủ UV định hình

Những loại in UV hiện đại được các xưởng in ấn sử dụng nhiều nhất

Hiện nay, phủ UV toàn phần và phủ UV từng phần hay định hình, được các xưởng in ấn lựa chọn gia công cho các ấn phẩm nhiều nhất trên thị trường.

Những loại in UV hiện đại được các xưởng in ấn sử dụng nhiều nhất

In phủ UV toàn phần

Công nghệ in phủ UV toàn phần phủ đều trên toàn bộ bề mặt ấn phẩm. Lớp phủ giúp cho sản phẩm có vẻ ngoài đẹp mắt và sang trọng. Đồng thời giúp bảo vệ sản phẩm khỏi trầy xước và các tác động từ môi trường.

Khi ánh sáng chiếu vào, sản phẩm sẽ phản xạ ánh sáng và tạo ra hiệu ứng lấp lánh, thu hút sự chú ý của người nhìn. Phủ UV toàn phần thường được áp dụng cho các sản phẩm in ấn cao cấp. Ví dụ như các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm bao bì,… để nâng cao chất lượng và giá trị thương hiệu của sản phẩm.

In phủ UV toàn phần

Kỹ thuật phủ UV từng phần, định hình là gì?

Phủ UV từng phần còn được gọi là gia công phủ UV định hình có quá trình tráng phủ tương tự toàn phần. Tuy nhiên, thay vì phủ lên hết bề mặt ấn phẩm thì ở đây chỉ tráng phủ lên các chi tiết cần làm nổi bật.  Chẳng hạn như logo biểu trưng, tên thương hiệu..

Mục đích của kỹ thuật này là tạo sự chú ý vào những điểm nổi bật nhất của sản phẩm. Nó giúp tạo ra hiệu ứng và sự tương phản giữa các vùng được phủ và các vùng không được phủ. Nhờ đó, những phần được phủ trở nên sáng bóng hơn, tạo điểm nhấn và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của sản phẩm.

Phủ UV từng phần, định hình là gì?

2 loại giấy được dùng để in phủ UV phổ biến nhất trên thị trường

Dưới đây là 2 loại giấy metalizegiấy sau khi in offset:

Giấy metalized

Giấy metalize là loại giấy được tráng một lớp kim loại (metalized) lên mặt giấy Duplex, Ivory, Couches… có định lượng giấy trên 150gsm. Quá trình này giúp tạo ra hiệu ứng ánh kim đặc biệt cho sản phẩm in ấn. Giấy metalize có đặc tính độ bóng cao, chịu ẩm và nhiệt tốt. Đồng thời có khả năng giữ màu in lâu và bền.

Khi kết hợp với in phủ UV, giấy metalized mang lại một lớp sáng bóng và sang trọng cho sản phẩm. Đồng thời tăng cường hiệu ứng sáng bóng và làm nổi bật tính chất kim loại của giấy metalized. Kết hợp này không chỉ mang lại vẻ đẹp hấp dẫn mà còn nâng cao giá trị của ấn phẩm.

Giấy metalized được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn cao cấp. Có thể kể đến như profile, tờ gấp, catalogue, thẻ nhựa… các ấn phẩm có yêu cầu về sự sang trọng. Với đặc tính độ bóng, khả năng chống ẩm và bền màu in, giấy metalize đáp ứng được yêu cầu của các ấn phẩm chất lượng cao. Và góp phần tạo nên một trải nghiệm thị giác độc đáo cho khách hàng.

Màng CPP (Cast Polypropylene)

Giấy sau khi in offset

Giấy sau khi in offset là loại giấy đã trải qua quá trình in ấn bằng phương pháp in offset. Thường được sử dụng là các loại giấy như giấy Duplex, Crystal, Couche, Ivory…. Khi kết hợp với in phủ UV, giấy sau khi in offset sẽ được tráng một lớp mực UV trên toàn bộ hoặc chỉ trên một phần của sản phẩm in ấn.

Kết hợp giữa in offset và in phủ UV trên giấy mang lại những ưu điểm vượt trội. Quá trình in offset cung cấp độ chính xác và độ phân giải cao cho các chi tiết in. Trong khi in phủ UV tạo ra hiệu ứng sáng bóng và bảo vệ sản phẩm.

Lớp phủ UV giúp bảo vệ sản phẩm khỏi trầy xước và những tác động từ môi trường bên ngoài. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm in ấn sẽ giữ được vẻ đẹp và chất lượng lâu dài.

Đây là một sự kết hợp thông minh để tạo ra các ấn phẩm chất lượng cao, chuyên nghiệp và bền vững.

Giấy couche là gì?

Khi nào nên sử dụng phủ UV định hình

Hiện nay, có nhiều loại ấn phẩm in yêu cầu sự chú ý đặc biệt trong việc tạo điểm nhấn. Các loại ấn phẩm như card visit, hộp giấy, hộp cứng, túi giấylịch Tết và nhiều sản phẩm khác đều là những ấn phẩm lý tưởng để sử dụng kỹ thuật phủ UV định hình.

Sử dụng phủ UV định hình trong những ấn phẩm này giúp tạo thêm giá trị thẩm mỹ, nâng cao sự chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của người nhìn. Tuy nhiên, hãy luôn tư vấn và thảo luận với nhà in hoặc nhà thiết kế để xác định xem phủ UV định hình phù hợp với ý tưởng và thiết kế cụ thể của từng loại ấn phẩm.

Túi giấy đựng trà Shan Long đem lại sự mộc mạc trong thiết kế và chất liệu

TƯƠNG TỰ Phủ UV định hình là gì

Tác giả CEO Đào Văn Cảnh

Tư vấn chuyên môn bài viết

ĐÀO VĂN CẢNH

Founder, CEO Azoka

Trải qua hơn 10 năm đắm mình trong ngành quảng cáo, thiết kế đồ họa, in ấn và gia công in ấn. Tôi đã chứng kiến và tháo gỡ rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra tem nhãn, ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm bao bì đến các ấn phẩm khác cho hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp cùng với 15.000 hộ kinh doanh cá thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *